Tiền Hải phát triển kinh tế mở rộng không gian hướng ra biển
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.VCS play-off bùng nổ view ngày trở lại của SofM, Optimus...
Từ 1.4 - 31.8, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Trường ĐH Việt Pháp) sẽ có 2 đợt tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ quốc tế, trong đó có 5 chương trình cấp song bằng Việt - Pháp, 1 chương trình cấp đơn bằng. Điểm khác biệt của các chương trình này là học viên có cơ hội thực tập tại nước ngoài, trong đó nhiều học viên sẽ được thực tập hưởng lương tại Pháp. TS Nguyễn Thanh Hiền, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Việt Pháp, cho biết năm nay nhà trường tuyển 120 chỉ tiêu chương trình thạc sĩ quốc tế, gồm: công nghệ sinh học (thực vật, y sinh, dược học), công nghệ thông tin - truyền thông, khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano, vũ trụ (viễn thám, công nghệ vệ tinh và vật lý thiên văn), khoa học môi trường ứng dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.Học viên theo học các chương trình song bằng sẽ được ghi danh tại cả USTH và một trường đại học đối tác tại Pháp, đồng thời nhận 2 bằng tốt nghiệp. Một của Trường đại học Việt Pháp, một của trường đối tác đối tác, là một trong số nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của Pháp.TS Nguyễn Thanh Hiền cũng cho biết, tất cả học viên của chương trình thạc sĩ quốc tế đều có cơ hội thực tập tốt nghiệp (6 tháng) tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ở Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản... Đặc biệt, nếu được nhận thực tập tại Pháp, theo quy định của luật pháp nước này, tất cả học viên thực tập đều có lương."Có tìm được vị trí thực tập ở nước ngoài hay không là do sự năng động của mỗi học viên cùng với sự hỗ trợ của các thầy (là giảng viên của các trường đối tác). Theo kinh nghiệm của các khóa trước thì hơn một nửa số học viên tìm được vị trí thực tập tại nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Pháp. Trải nghiệm thực tập ở nước ngoài không chỉ giúp học viên rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp mà còn là bước đệm vững chắc cho học viên tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu hóa hiện nay", TS Nguyễn Thanh Hiền nói. Xem đầy đủ thông tin về tuyển sinh chương trình thạc sĩ quốc tế của Trường ĐH Việt Pháp ở đây.
Nâng tầm lực lượng lao động Việt Nam
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
Xe bán tải chạy ẩu, bám đuôi xe tải phía trước bị đâm xoay ngang trên cầu
Theo báo cáo tại phiên họp, đến nay tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18.Ban chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ, yêu cầu.Kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của T.Ư, Bộ Chính trị, Chính phủ đã và đang làm rất quyết liệt việc tổng kết Nghị quyết 18 gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó bởi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, tài sản, đất đai, thể chế, các văn bản pháp lý… nên vừa làm, vừa phải lắng nghe, đánh giá tác động kỹ lưỡng.Về kết quả triển khai từ phiên họp trước tới nay, đã thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan. Chính phủ đã ban hành 3 nghị định liên quan đến chính sách, chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài. Đồng thời, chuẩn bị ban hành nghị định về quản lý tài sản công trong quá trình sắp xếp. Đối với phương án sắp xếp của các cơ quan, đơn vị, Thủ tướng lưu ý, cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều, được đa số đồng tình thì hoàn thiện phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Với những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì đề xuất cấp có thẩm quyền để khẩn trương nghiên cứu.Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Tiếp tục rà soát chính sách để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, trong đó khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý tài sản công để có căn cứ xử lý vấn đề về tài sản công trong quá trình sắp xếp.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là những văn bản nếu không sửa ngay sẽ ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, đến nền kinh tế, cản trở sự phát triển.Liên quan tới các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng yêu cầu tổng kết các mô hình hay, lựa chọn phương án tối ưu nhất. Dù cơ quan nào thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thì cũng phải giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp, trao quyền nhiều hơn cho hội đồng thành viên.